Saturday, 18 May 2024
Đầu Tư Kinh Tế

Sustainable Finance là gì? Green Finance là gì

Sustainable Finance là hoạt động đầu tư tài chính với mục đích tạo ra lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Tài chính bền vững Sustainable Finance cũng hướng đến việc bảo vệ quyền con người. Để tìm hiểu rõ hơn về Sustainable Finance, mọi người hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của FinanceZ.org.

Sustainable Finance là gì?

Sustainable Finance có nghĩa là Tài chính Bền Vững, đây là hình thức đầu tư hướng đến việc tích hợp các yếu tố xã hội và môi trường vào việc ra quyết định tài chính và đầu tư. Điều này có nghĩa là việc đầu tư Sustainable Finance không chỉ với mục đích tạo ra lợi nhuận cho bản thân nhà đầu tư mà còn tạo ra lợi nhuận cho xã hội và môi trường.

Các tổ chức Sustainable Finance thường là ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty và các tổ chức tài chính khác. Các tổ chức này hoạt động để thúc đẩy sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền lợi xã hội. Hiện nay hoạt động đầu tư Sustainable Finance đã thu hút được đông đảo nhà đầu tư bởi tính nhân văn của nó.

Sustainable Finance có tạo ra lợi nhuận không?

Sustainable Finance có tạo ra lợi nhuận, đặc biệt là lợi nhuận bền vững trong dài hạn. Khoản lợi nhuận này không chỉ cho bản thân nhà đầu tư mà còn gây tác động tích cực lên môi trường và xã hội.

Một số dự án và đầu tư bền vững có thể tạo ra lợi nhuận ngay từ giai đoạn ban đầu. Ví dụ, các dự án năng lượng tái tạo có thể tạo ra lợi nhuận qua việc bán năng lượng sản xuất. Bên cạnh đó, Các dự án và đầu tư bền vững có tiềm năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai thông qua sự tăng trưởng và sự phát triển bền vững.

Sustainable Finance là gì?
Sustainable Finance là gì? Có tạo ra lợi nhuận không?

Ngoài ra, ngày càng nhiều nhà đầu tư và khách hàng đòi hỏi tích hợp yếu tố bền vững vào quyết định tài chính. Các tổ chức tài chính và doanh nghiệp có thể tận dụng sự tăng trưởng của Sustainable Finance để thu hút vốn và khách hàng.

Tại sao Sustainable Finance quan trọng?

Sustainable Finance đóng vai trò quan trọng bởi:

+ Sustainable Finance có vai trò hỗ trợ các dự án và hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến môi trường

+ Hỗ trợ tạo việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao mức sống của người dân

+ Cung cấp mức lợi nhuận ổn định và bền vững

+ Thúc đẩy phát triển công nghệ mới, hiện đại và có khả năng hỗ trợ con người đối phó với các thiên tai, biến động từ môi trường

Tóm tại, Sustainable Finance giúp định hình mô hình phát triển kinh tế và xã hội trong tương lai, thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội và bảo vệ môi trường.

Ví dụ về Sustainable Finance

Công ty CarbonGrid là một ví dụ về công ty hoạt động trong lĩnh vực Sustainable Finance bằng cách sử dụng công nghệ blockchain để quản lý và giao dịch về khí thải.

CarbonGrid là một nền tảng blockchain cho phép các doanh nghiệp quản lý và giao dịch về lượng khí thải mà mình sản xuất trong quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp có thể sử dụng nền tảng blockchain để xác minh và chứng thực các lượng khí thải mà họ đã giảm bớt thông qua các biện pháp giảm phát thải được áp dụng.

Các lượng khí thải này sau đó được chuyển đổi thành giá trị và giao dịch dưới dạng các chứng chỉ khí thải. Công ty CarbonGrid tạo ra hệ thống giúp doanh nghiệp tham gia vào việc giảm thiểu ảnh hưởng của mình đối với môi trường, giảm phát thải và bảo vệ môi trường.

Các phương thức đầu tư Sustainable Finance

Hiện nay Sustainable Finance cung cấp nhiều phương thức đầu tư như:

Green Finance – Tài chính xanh

Green Finance là gì? Hiểu đơn giản, đây là một phần của Sustainable Finance. Green Finance tập trung vào việc đầu tư vào các dự án và hoạt động hướng đến môi trường, gây tác động tích cực lên môi trường và giảm tác động tiêu cực đến sự biến đổi khó hậu. Từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường, hạn chế ô nhiễm và khôi phục môi trường sinh thái.

Ví dụ về Green Finance:

Các phương thức đầu tư Sustainable Finance
Green Finance – Các phương thức đầu tư Sustainable Finance

+ Đầu tư vào năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió và năng lượng thuỷ điện => Giảm ô nhiễm khí nhà kính và hướng đến việc sử dụng nguồn năng lượng sạch

+ Đầu tư các dự án quản lý nước và rác thải => Giảm ô nhiễm môi trường, sử dụng nguồn nước sạch và bảo vệ tài nguyên nước, môi trường

Social Finance

Social Finance cũng là một phần của hệ thống Sustainable Finance, hoạt động với mục tiêu hướng đến xã hội. Đây là một lĩnh vực tài chính và đầu tư tập trung vào việc cung cấp vốn tài chính cho các dự án và chương trình có tác động xã hội tích cực.

Mục tiêu của Social Finance là thúc đẩy các hoạt động và dự án xã hội bằng cách cung cấp tài trợ hoặc đầu tư để giải quyết các vấn đề xã hội quan trọng như giáo dục, y tế, xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ cộng đồng,… Social Finance hướng đến một xã hội phát triển bền vững và ổn định.

Ví dụ về Social Finance:

+ Đầu tư vào các dự án nước sạch và hệ thống vệ sinh cho các khu vực thiếu nước, hạn hán

+ Xây dựng các trung tâm giáo dục cộng đồng dành cho người nghèo

+ Tài trợ cho các dự án phát triển nông thông như giáo dục nông dân, hướng nghiệp, cung cấp hạ tầng nông nghiệp

+ Đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo như lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà, xây dựng nhà máy năng lượng tái tạo để giảm lượng khí nhà kính và sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Sustainable Risk Management

Sustainable Risk Management cũng là thành phần quan trọng trung Sustainable Finance. Sustainable Risk Management tập trung vào việc đánh giá, quản lý và giảm thiểu rủi ro liên quan đến yếu tố xã hội và môi trường trong quá trình ra quyết định tài chính và đầu tư.

Các thành phần của Sustainable Finance
Các thành phần của Sustainable Finance

Mục tiêu chính của Sustainable Risk Management là đảm bảo rằng các hoạt động tài chính và đầu tư không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn đảm bảo đem đến những tác động tích cực đến môi trường, xã hội.

Ví dụ về Sustainable Risk Management:

+ Đánh giá rủi ro liên quan đến dự án năng lượng như xây dựng nhà máy tái tạo năng lượng, khai thác dầu mỏ,… Và áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro để giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường

+ Đánh giá rủi ro liên quan đến biến đổi khí hấu như biến đổi thời tiết hay tăng mực nước biển => Đầu tư vào các dự án chống ngập lụt, xây dựng cơ sở hạ tầng chống biến đổi khí hậu

Sustainable Reporting

Sustainable Reporting là thành phần cuối cùng của Sustainable Finance. Đây là quá trình tổng hợp và công bố thông tin về xã hội, môi trường và tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc tổ chức phi lợi nhuận.

Mục tiêu của Sustainable Reporting là lập Báo cáo Bền vững, cung cấp thông tin chi tiết và minh bạch về tác động của tổ chức đối với xã hội và môi trường, cũng như về cách các tổ chức quản lý các vấn đề này.

Sustainable Reporting sử dụng các tiêu chuẩn và khung làm việc quốc tế như Tiêu chuẩn Báo cáo Xã hội và Môi trường của GRI hoặc Chuẩn Báo cáo Nội dung Xã hội của SASB để đảm bảo tính đồng nhất và so sánh được giữa các báo cáo từ các tổ chức khác nhau.

Ngoài kiến thức về tài chính bền vững thì tại FinanceZ.org còn giúp mọi người có thêm nhiều thông tin tài chính khác, tiếp cận được những kiến thức tài chính cá nhân, tài chính doanh nghiệp cơ bản đến nâng cao hoàn toàn miễn phí.

So sánh Green Finance vs Sustainable Finance

Green Finance là một thành phần của Sustainable Finance và thu hút được đông đảo người tham gia nhất hiện nay. Dưới đây là sự khác nhau cơ bản giữa Green Finance và Sustainable Finance:

Green Finance vs Sustainable Finance
So sánh Green Finance vs Sustainable Finance
TIÊU CHÍ SO SÁNHGREEN FINANCESUSTAINABLE FINANCE
Mục tiêu+ Đầu tư vào các dự án có tác động tích cực đến môi trường
+ Giảm thiểu biến động tiêu cực đến biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường
+ Bảo vệ môi trường
+ Cung cấp vốn tài chính cho các dự án va chương trình có tác động tích cực đến xã hội, môi trường
+ Mục tiêu rộng hơn so với Green Finance
+ Đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư
+ Đảm bảo lợi nhuận cho xã hội và môi trường
Phạm viChủ yếu là các dự án có liên quan trực tiếp đến môi trường Không chỉ các dự án liên quan đến môi trường mà còn các dự án liên quan đến xã hội
Tiêu chuẩnTuân theo tiêu chuẩn về môi trường rất nghiêm ngặt như tiêu chuẩn ISOSử dụng các tiêu chuẩn quốc tế và các khung làm việc như Tiêu chuẩn Báo cáo Xã hội và Môi trường của GRI hoặc Chuẩn Báo cáo Nội dung Xã hội của SASB.

Green Finance thuộc Sustainable Finance nhưng nó chủ yếu là hướng đến môi trường và không quan tâm đến yếu tố xã hội. Còn Sustainable Finance hướng đến môi trường, xã hội và con người.

So sánh Sustainable với Transition Finance

Sustainable Finance và Transition Finance đều là 2 hình thức tài chính hướng đến sự bền vững trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên Sustainable Finance và Transition Finance có một số điểm khác nhau cơ bản. Dưới đây là bảng so sánh Sustainable Finance và Transition Finance mà mọi người có thể tham khảo:

Tiêu chí so sánhSustainable FinanceTransition Finance
Mục tiêu+ Hỗ trợ các dự án và hoạt động kinh doanh có tác động tích cực đến môi trường và xã hội
+ Cải thiện các vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội và duy trì sự phát triển bền vững
+ Hỗ trợ các dự án có khả năng chuyển đổi từ hoạt động kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh bền vững hơn
+ Hướng đến các doanh nghiệp
Phạm viNhắm đến các hoạt động tài chính có ảnh hưởng tích cực đến môi trường và xã hội, bao gồm cả những dự án mới + Chủ yếu là hỗ trợ các doanh nghiệp và dự án đã có kế hoạch chuyển đổi để đạt mô hình kinh doanh bền vững
Nguồn tài trợ+ Vốn cổ phần
+ Trái phiếu
+ Vay vốn ngắn hạn
+ Vay vốn dài hạn
+ Các sản phẩm tài chính bền vững
+ Chủ yếu là từ vay vốn

Vai trò của Sustainable Finance

Sustainable Finance có vai trò quan trọng đối với môi trường và xã hội. Dưới đây là các chức năng chính của Sustainable Finance:

Bảo vệ môi trường cộng đồng

Bảo vệ môi trường và cộng đồng là vai trò chính của Sustainable Finance. Sustainable Finance đóng góp vào việc bảo vệ môi trường bằng cách đầu tư vào các dự án và hoạt động có tác động tích cực đối với môi trường. Từ đó giảm tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học, và bảo vệ tài nguyên tự nhiên.

Ngoài ra, Sustainable Finance cũng đóng góp vào việc bảo vệ cộng đồng bằng cách cung cấp vốn cho các dự án và chương trình xã hội như giáo dục, y tế, giảm nghèo, và phát triển cộng đồng. Từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và hỗ trợ phát triển bền vững của cộng đồng.

Đảm bảo lợi nhuận bền vững

Ngoài ra, Sustainable Finance cũng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lợi nhuận bền vững. Sustainable Finance không chỉ nhắm đến việc đảm bảo lợi nhuận tài chính ngắn hạn mà còn hướng đến giá trị tài chính và tác động xã hội, môi trường trong dài hạn. Cụ thể:

Vai trò của Sustainable Finance
Vai trò của Sustainable Finance

+ Sustainable Finance góp phần ngăn chặn rủi ro xuất phát từ biến đổi khí hậu hay các vấn đề xã hội => Đảm bảo lợi nhuận ổn định và bảo vệ giá trị tài sản trong dài hạn

+ Sustainable Finance chủ yếu là đầu tư các dự án bền vững => Thúc đầy đầu tư dài hạn, cung cấp giá trị lâu dài cho cổ đông

Thúc đẩy sự phát triển bền vững

Ngoài ra, Sustainable Finance cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững. Sustainable Finance không chỉ tập trung vào lợi nhuận tài chính mà còn quan tâm đến tác động xã hội và môi trường tích cực. Cụ thể:

+ Sustainable Finance cung cấp vốn tài chính cho các dự án như dự án năng lượng tái tạo, dự án y tế, giáo dục,…

+ Sustainable Finance thúc đẩy phát triển công nghệ và giải pháp xanh => Tạo cơ hội kinh doanh mới

+ Các dự án trong Tài chính Bền vững tạo ra cơ hội việc làm cho cộng đồng, giảm thất nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống

Những cơ hội và thách thức đối với Sustainable Finance

Cơ hội dành cho Sustainable Finance

Hiện nay Sustainable Finance có nhiều cơ hội phát triển và mang lại cho các tổ chức tài chính, doanh nghiệp nhiều lợi ích. Dưới đây là những cơ hội cho sự phát triển của Sustainable Finance:

cơ hội và thách thức đối với Sustainable Finance
Những cơ hội và thách thức đối với Sustainable Finance

+ Nhu cầu sử dụng năng lượng thiên nhiên ngày càng tăng => Đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, điện gió được đẩy mạnh, thu hút đầu tư bền vững

+ Ngân hàng phát triển các sản phẩm tài chính xanh => Thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và tạo ra lợi nhuận

+ Cơ hội đầu tư vào các dự án xanh như xây dựng xanh, quản lý nước, và quản lý rừng đang phát triển => Hỗ trợ các dự án có tác động tích cực với môi trường

+ Dịch vụ tư vấn về tài chính bền vững đang phát triển

+ Sustainable Finance mở ra cơ hội kinh doanh mới thông qua việc đầu tư vào các giải pháp và công nghệ xanh. Các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để phát triển sản phẩm và dịch vụ mới

Thách thức đối với Sustainable Finance

Mặc dù có nhiều cơ hội phát triển nhưng Sustainable Finance cũng đối mặt với nhiều thách thức như:

+ Dữ liệu bền vững chưa được thu thập và báo cáo một cách đồng nhất => Việc đánh giá tác động xã hội và môi trường của các đầu tư và dự án trở nên khó khăn.

+ Các dự án đầu tư bền vững ban đầu sẽ tiềm ẩn rủi ro bởi thị trường chưa phát triển và các công nghệ mới được triển khai

+ Việc đầu tư đòi hỏi kiến thức về các ngành công nghiệp nên chỉ những nhà đầu tư hiểu biết về lĩnh vực này mới có thể kiếm được lợi nhuận

Xu hướng Sustainable Finance trên Thế giới và Việt Nam

Xu hướng Sustainable Finance trên Thế giới

Hiện nay trên thế giới, Sustainable Finance thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và trở thành hình thức đầu tư tài chính quan trọng. Xu hướng Sustainable Finance trên thế giới:

Xu hướng Sustainable Finance hiện nay
Xu hướng Sustainable Finance trên Thế giới và Việt Nam

+ Trái phiếu xanh và dự án tài trợ xanh đang ngày càng phổ biến => Tăng nguồn vốn huy động cho các dự án có ảnh hưởng tích cực đến môi trường

+ Các doanh nghiệp đang dần tích hợp thông tin về bền vững trong báo cáo tài chính

+ Các doanh nghiệp và tổ chức tài chính đang tăng cường quản lý rủi ro do biến đổi khí hậu

+ Ngày càng có sự hợp nhất về các chuẩn mức và quy định về tài chính bền vững trên toàn cầu

+ Nhà đầu tư có khuynh hướng đầu tư vào các dự án và doanh nghiệp năng lượng tái tạo

Xu hướng Sustainable Finance tại Việt Nam

Sustainable Finance cũng đang dần phát triển và trở nên phổ biến tại Việt Nam. Xu hướng Sustainable Finance tại Việt Nam:

+ Chính phủ Việt Nam công bố nhiều chính sách hỗ trợ tài chính xanh như Chiến lược Tăng trưởng Xanh Việt Nam, Kế hoạch hành động thực hiện Thỏa thuận khí hậu Paris,… => Khuyến khích đầu tư vào các dự án và sản phẩm tài chính có tác động tích cực đối với môi trường

+ Trái phiếu xanh đang trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, đây là nguồn vốn huy động cho các dự án gây ảnh hưởng tích cực đến môi trường như dự án năng lượng mặt trời

+ Ngân hàng Nhà nước đang có chính sách ưu đãi về lãi suất cho các sản phẩm tài chính xanh => Khuyến khích doanh nghiệp và tổ chức đầu tư vào các dự án bền vững

+ Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu diễn ra rất phức tạp và gây lũ lụt ở nhiều nơi, do đó cơ quan chức năng đang chú trọng việc quản lý rủi ro do biến đổi khí hậu

Trên đây là các thông tin liên quan trả lời cho câu hỏi Sustainable Finance là gì? Hi vọng với những thông tin mà FinanceZ.org vừa chia sẻ, mọi người sẽ hiểu rõ về Sustainable Finance và các dự án của Sustainable Finance hiện nay.

Post Comment