Sunday, 5 May 2024
Ngân Hàng Tài Chính Ví điện tử

Fintech là ngành gì? Học trường nào? Lấy bao nhiêu điểm, ra trường làm gì

Ngành Fintech đang trở thành một ngành học “hot” thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Vậy Fintech là ngành gì? Fintech là từ viết tắt của Financial Technology có nghĩa là công nghệ tài chính. Fintech là sự kết hợp giữa lĩnh vực tài chính và công nghệ thông tin. Vậy để biết được ngành Fintech học trường nào? Lấy bao nhiêu điểm thì hãy cùng FinanCez.org tìm hiểu ngay!

Fintech là ngành gì?

Fintech là ngành công nghệ tài chính, ngành này cũng vừa mới nổi nhưng nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ vì nó áp dụng các công nghệ hiện đại để giúp cải thiện những dịch vụ tài chính truyền thống. Giới trẻ cho rằng đây là ngành có sự phát triển và ứng dụng cao trogn tương lai vì nó giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng rất nhiều.

Fintech là ngành vừa kết hợp tài chính và công nghệ. Đây cũng là lĩnh vực mới để cải thiện hiệu quả những sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực tài chính. Giúp đáp ứng được nhu cầu thị trường và phát triển nền kinh tế. Ngành Fintech có thể bao gồm các công cụ ứng dụng trong công nghệ tài chính như:

Fintech là ngành gì?
Fintech là ngành gì?
  • Sử dụng công nghệ để thanh toán trực tuyến, không cần dùng tiền mặt hay thẻ (e-payment)
  • Dùng công nghệ để kết nối người vay và người cho vay thay vì phải đến trực tiếp (P2P lending)
  • Áp dụng công nghệ để cải thiện hiệu quả hoạt động của các công ty bảo hiểm (Insurtech)
  • Tiền điện tử (blockchain/cryptocurrency), đây là một loại tiền tệ kỹ thuật số mới không được kiểm soát bởi bất kỳ chính phủ/ ngân hàng trung ương nào.
  • Ngân hàng số (Digital Banking) cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng trực tuyến mà không cần đến chi nhánh ngân hàng
  • Các nhà đầu tư có thể gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) bằng công nghệ để kết nối nhà đầu tư và doanh nghiệp
  • Tài trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs Financing) bằng cách sử dụng công nghệ để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính.
  • Sử dụng công nghệ để giúp khách hàng đầu tư và quản lý tài sản cá nhân hay còn gọi là retail investment & wealth management

Ngành Fintech học trường nào?

Hiện nay ngành Fintech (Công nghệ tài chính) đã nằm trong danh sách các ngành được đào tạo tại nhiều trường Đại Học và Cao đẳng. Các bạn học sinh có thể chọn theo học ngành Fintech tại một số trường nổi tiếng với đội ngũ giản viên giàu kinh nghiệm cùng cơ sở vật hất hiện đại hiện nay như:

  • Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Ngoại thương
  • Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học FPT
  • Trường Đại học RMIT Việt Nam
  • …vv

Vậy nên có thể nói rằng nếu theo học ngành Fintech (công nghệ tài chính) thì việc chọn trường có cơ sở vật chất hiện đại rất có lợi cho sinh viên. Các bạn sẽ được đào tạo và cập nhật theo xu hướng phát triển mới nhất của ngành Fintech. Tuy nhiên phía trên chỉ là gợi ý về các trường có dạy ngành Fintech, mọi người vẫn có thể lựa chọn trường khác phù hợp nhu cầu/ khả năng của mình.

Ngành Fintech lấy bao nhiêu điểm

Ngành Fintech lấy bao nhiêu điểm là các câu hỏi được đặc ra rất nhiều từ những bạn học sinh 12 khi bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học. Tuy nhiên mức điểm mà ngành Fintech (công nghệ tài chính) đặt ra sẽ giao động tùy từng trường và tùy từng năm, mức điểm trung bình sẽ giao động từ 15.75 đến 25.25 điểm.

Thông thường mức điểm cao nhất của ngành Fintech mà một số trường đã áp dụng thời gian vừa rồi trong đó có trường Đại học kinh tế Quốc dân (25.25 điểm) – điểm thấp nhất khi tuyển sinh ngành Fintech thuộc về trường Đại học Công nghiệp Việt Trì với 15.75 điểm.

Ngành Fintech lấy bao nhiêu điểm
Ngành Fintech lấy bao nhiêu điểm

Bảng điểm chuẩn ngành Fintech (công nghệ tài chính) năm nay của một số trường đại học tiêu biểu:

Tên trườngĐiểm chuẩn
Đại học Kinh tế Quốc dân25.25
Học viện Tài chính24.75
Đại học Ngoại thương24.50
Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TPHCM22.25
Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM22.00
Đại học Ngân hàng TPHCM21.75
Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông (Phía Bắc)21.25
Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội21.00
Đại học Công nghiệp Việt Trì15.75

Có thể đoán trước được rằng điểm chuẩn ngành Fintech (công nghệ tài chính) trong năm tới sẽ tăng hơn so với các năm trước đây. Nguyên nhân là vì bộ giáo dục muốn các thí sinh theo học ngành này phải có học lực khá trở lên vì nhu cầu nhân lực có trình độ của ngành này ngày càng tăng, ngoài ra thí sinh phải có đam mê với lĩnh vực tài chính & công nghệ mới có thể theo đuổi được.

Ngành công nghệ tài chính học gì?

Ngành công nghệ tài chính Fintech khi theo học tại các trường Cao Đẳng/ Đại Học thì các học viên cũng sẽ được học các kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên môn về hai lĩnh vực công nghệ thông tin và tài chính. Thông thường các kiến thức về tài chính sẽ được học thông qua các môn như:

  • Quản trị tài chính
  • Kế toán
  • Phân tích tài chính
  • Kinh tế lượng
  • Luật tài chính
  • Quản trị rủi ro tài chính
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Tài chính công

Bên cạnh các kiến thức về tài chính thì các bạn sinh viên cũng được học các kiến thức về công nghệ thông tin qua những môn học cơ bản như:

  • Lập trình
  • Cơ sở dữ liệu
  • Mạng máy tính
  • An toàn thông tin
  • Trí tuệ nhân tạo
  • Dữ liệu lớn

Ngoài những kiến thức về tài chính và công nghệ ra thì các bạn sinh viên theo học ngành Fintech (công nghệ tài chính) cũng sẽ được học thêm nhiều kiến thức khác về ngoại ngữ, rèn luyện thể chất, hoạt động câu lạc bộ theo ngành học, học các kỹ năng như giao tiếp – làm việc nhóm- giải quyết vấn đề – sáng tạo, …vv

Ngành công nghệ tài chính ra trường làm gì?

Nganhf công nghệ tài chính là ngành kết hợp công nghệ và tài chính, áp dụng công nghệ vào các lĩnh vực tài chính, đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, …vv. Vì thế cơ hội việc làm cho sinh viên theo học ngành Fintech – công nghệ tài chính cũng sẽ rộng mở, các ngành nghề dành cho sinh viên theo học công nghệ tài chính sau khi ra trường có thể kể đến như:

  • Lập trình viên/Kỹ sư phần mềm
  • Chuyên gia phân tích dữ liệu
  • Chuyên gia phân tích tài chính
  • Chuyên gia an ninh mạng
  • Nhà thiết kế trải nghiệm và giao diện cho người dùng (UX/UI)
  • Giám đốc phát triển kinh doanh
Ngành FinTech ra trường làm gì?
Ngành công nghệ tài chính ra trường làm gì?

Ngoài ra sinh viên ngành Fintech – công nghệ tài chính cũng có thể làm việc tại các vị trí khác như:

  • Quản lý rủi ro tài chính
  • Chuyên viên tư vấn tài chính
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường tài chính

Vậy thì sau khi tốt nghiệp ngành Fintech – Công nghệ tài chính thì sinh viên có thể làm việc tại các tổ chức tài chính hoặc công ty bảo hiểm, tổ chức ngân hàng, Công ty phần mềm, công ty quản lý tài sản, …vv. Vậy nên có thể nói sau khi theo học ngành Fintech thì cơ hội việc làm sẽ rộng mở ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.

Cần chuẩn bị kiến thức gì khi theo học ngành FinTech

Hầu hết những bạn học sinh ham học hỏi và có đam mê theo học ngành công nghệ tài chính đều sẽ thắc mắc về việc mình cần phải chuẩn bị những kiến thức nào để theo học ngành này.

Nếu chuẩn bị sẵn hành trang về một số kiến thức cơ bản về ngành FinTech cũng sẽ giúp bản thân thành công trong ngành này. Các kiến thức và kỹ năng mà các bạn học viên cần chuẩn bị kiến thức gì khi theo học ngành FinTech có thể kể đến như:

  • Kiến thức về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
  • Kiến thức về công nghệ, lập trình, dữ liệu lớn
  • Kỹ năng phân tích, tư duy logic, giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm
  • …vv

Bên cạnh việc chuẩn bị cho mình các kiến thức về các lĩnh vực trên thì các bạn học viên tốt nhất cũng nên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa để mở rộng kiến thức của mình hơn qua việc giao lưu học hỏi.

Lương ngành công nghệ tài chính hiện nay?

Mức lương của ngành công nghệ tài chính hiện nay được truyền miệng là khá cao bởi đây là ngành hot nhất hiện nay. Tuy nhiên mức lương thực sự của mỗi người còn tùy vào năng lực, trình độ học vấn, kỹ thuật chuyên môn, kỹ năng mềm, vị trí công việc là nhân viên hay là quản lý, tùy vào doanh nghiệp lớn/ nhỏ, …vv

Tuy nhiên theo tin tức tham khảo mức lương tuyển dụng của công ty Navigos Group hiện nay thì mức lương trung bình của nhân viên ngành công nghệ tài chính năm ngoái được đăng tuyển là 150 triệu/ năm. Vậy mà lương của các vị trí cấp quản lý vẫn cao hơn rất nhiều, lên đến 250 – 350 triệu/ năm trở lên.

Dưới đây là mức lương trung bình của một số vị trí công việc phổ biến trong ngành công nghệ tài chính tại Việt Nam hiện nay được liệt kê ở bảng sau:

Vị tríMức lương trung bình (triệu đồng/năm)
Kỹ sư phần mềm150-200
Lập trình viên120-180
Phân tích dữ liệu150-250
Quản lý sản phẩm250-300
Giám đốc tài chính (CFO)300-500
Ngoài thắc mắc về ngành học Fintech, nếu mọi người vẫn đang còn nhiều thắc mắc khác về các ngành công nghệ thông tin, ngành Marketing hay thiết kế đồ họa, ngành khoa học dữ liệu, …vv thì hãy tìm hiểu ngay tại FinanCez.org

Cơ hội việc làm ngành công nghệ tài chính hiện nay

Vì công nghệ tài chính FinTech là một ngành mới nổi và cũng được cho là ngành có tiềm năng lớn trong tương lai được chứng mình qua số lượng doanh nghiệp FinTech tăng vọt trong các năm vừa qua nên cơ hội việc làm của ngành này cũng rộng mở.

Ngoài ra tại báo cáo của Fintech Newscó đánh giá về nhu cầu cần đến nhân lực ngành công nghệ tài chính sắp tới sẽ tăng từ 20-30% mỗi năm. Vậy nên có thể nói cơ hội việc làm của các bạn trẻ theo học ngành FinTech sẽ không bị giới hạn (tuy nhiên đây chỉ là dự kiến đến năm 2025)

Các yêu cầu đối với người làm việc trong lĩnh vực công nghệ tài chính cũng toàn những vấn đề về chuyên môn và các khả năng sáng tạo đổi mới. Cùng với đó là các khả năng giải quyết vấn đề và thuyết trình hoặc làm việc nhóm, …vv tương tự các kiến thức được học tại trường.

Hy vọng các thông tin bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ Fintech là ngành gì? Học trường nào? Lấy bao nhiêu điểm, ra trường làm gì. Nếu có đam mê với lĩnh vực tài chính và công nghệ thì đây là một ngành học bạn có thể cân nhắc. Bên cạnh việc học tập tại các trường đại học, mọi người cũng có thể tự học Fintech thông qua các khóa học online hoặc các tài liệu tự học.

Post Comment